Tháng Năm về, chúng ta lại nhớ ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất. Suốt cả cuộc đời, Người đã cống hiến, hy sinh cho nền độc lập, tự do của dân tộc, cho ấm no, hạnh phúc, hoà bình của nhân dân.

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương của một lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một người cộng sản vĩ đại, nhưng đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường, ai cũng có thể học theo, để làm theo,để trở thành một người cách mạng, người công dân tốt trong xã hội. Ngay từ thuở thiếu thời, Hồ Chí Minh đã lựa chọn một cách rõ ràng mục tiêu phấn đấu  cho cả cuộc đời mình là vì nước, vì dân. Trên con đường thực hiện mục tiêu đó. Người đã chấp nhận sự hy sinh, không quản gian nguy, kiên định, dũng cảm và sáng suốt để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện bằngđược mục tiêu đó.

Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, không phải chịu đựng sự đau thương của cảnh “nước mất nhà tan” của kiếp“nô lệ” khổ nhục, sự đô hộ cướp bóc của bọn thực dân phong kiến và chứng kiến những hy sinh, mất mát mà lớp cha anh đã phải trải qua vì độc lập tự do của dân tộc… tuổi trẻ Việt Nam hiểu rằng hạnh phúc ngày hôm nay được tiếp nối bằng truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc, bằng những bước đi trên con đường cứu nước của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, mang theo hoài bão, khát vọng giành lại nền độc lập cho Tổ quốc. Những hoạt động của Người trong thời gian tìm đường cứu nước (1911-1920) là công việc tự giác, là trách nhiệm của một người dân đối với Tổ quốc, đối với dân tộc, nhân dân mình. Suốt gần mười năm trải qua bao nhiêu sự tìm tòi, chiêm nghiệm,khám phá, cuối cùng Người đã tìm được con đường cứu nước, giải phóng dân tộc,hoàn thành trách nhiệm đầu tiên do chính mình đặt ra.

 Sau khi tìm được con đường cứu nước, Hồ Chí Minh tự xác định trách nhiệm thức tỉnh dân tộcViệt Nam, trước hết là lớp thanh niên, trí thức yêu nước về nhiệm vụ và con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Đầu năm 1930, Người đã hoàn thành được một nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của tiến trình cách mạng, đó là sáng lập ra đội tiên phong của giai cấp công nhân và của cả dân tộc – Đảng Cộng sản Việt Nam – để lãnh đạo toàn dân đấu tranh giành lại nền độc lập cho Tổ quốc.

 Trong 15 năm,năm 1930 đến năm 1945, Hồ Chí Minh đã hai lần bị bắt, bị giam cầm trong nhà tù của thực dân đế quốc. Trong hoàn cảnh lao tù, Người xác định “Muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao”, “Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng”. Trong những năm hoạt động bí mật trên chiến khu, người đã trải qua cuộc sống gian khổ, cùng nhân dân để chuẩn bị đấu tranh giành chính quyền. Khi kêu gọi nhân dân tham gia Mặt trận Việt Minh, Người xác định trách nhiệm của mình:“Riêng phần tôi, xin đem hết tâm lực đi cùng các bạn, vì đồng bào mưu giành tự do độc lập, dầu phải hy sinh tính mệnh cũng không nề”.

Từ sau năm 1945, với cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh đã tự xác định cho mình trách nhiệm người công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trách nhiệm nặng nề của người lãnh đạo cao nhất. Người tâmsự: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo – là vì mục đích đó…Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân”.

Trong quan hệ với Nhà nước và Nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức rất rõ trách nhiệm của mình, đó là nhận sự uỷ thác của quốc dân, đồng bào, hoàn thành trách nhiệm được Tổ quốc, nhân dân giao phó “cũng như người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra trước mặt trận” nhằm làm cho “Nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồngbào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”; xây dựng một nước ViệtNam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới…

Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đó, những người đoàn viên trẻ chúng ta đang tiếp bước cha anh đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ kính yêu hằng mong ước.

Học tập và làm theo Bác, chúng ta nhận thấy cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của Bác có sức lan tỏa diệu kỳ, có ảnh hưởng hết sức to lớn đối với thế hệ trẻ Việt Nam trên con đường phấn đấu, trưởng thành:

“Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên  Người một chút”
                                    ( Sáng tháng Năm- TốHữu)

Vì vậy, thanh niên trong giai đoạn hiện nay cần đóng góp sức mình chocông cuộc kiến thiết đất nước với những bước đi mới: phải tận tâm học tập, ra sức làm việc; tôn trọng kỷcương, luật pháp; có chí chủ động, sáng tạo, tự cường, tự lập; trung thành,chính trực chống tiêu cực gian lận trong học tập, trong  thi cử; có quyết tâm, đã làm việc gì thì phảiđến nơi; có lòng ham tiến bộ, ham học hỏi, học nữa, học mãi; tiết kiệm, gìn giữbảo vệ của công…Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năngsuất, chất lượng, hiệu quả cao; phải kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sốnghưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, miệng nóilời cao đạo nhưng tư tưởng, tình cảm và việc làm thì mang nặng đầu óc cá nhân,tư lợi, việc gì có lợi cho mình thì “hăng hái”, tranh thủ iếm lợi,việc gì không “kiếm chác” được cho riêng mình thì thờ ơ, lãnh đạm

Nhớ về Bác Hồ kính yêu, chúng ta ôn lại những chặngđường vất vả gian nan của Bác trong hành trình tìm hình của nước và một tấm gương vô cùng  trong sáng  về nhân cách, phẩm giá, đạo đức cáchmạng. Một trong những nét đẹp đó của Người là lối sống giải dị, trong sạch, gầngũi với đời thường. Những nét đẹp đó luôn là nguồn cảm hứng cho những lời ngợica đi mãi với thời gian. Soi mình vào tấm gương của Bác, đoàn viên, thanh niên cần gương mẫu, nói đi đôi với làm, để mỗi khi nhớ về Bác lòng ta trong sáng hơn. điều quan trọng nhất đối với mỗi thanh niêntrong giai đoạn hiện nay là phải luôn trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng,hiện thực hóa mục tiêu lý tưởng của thanh niên trong thời kỳ hội nhập, góp phầnxây dựng nên những con người mới “có tâmtrong, trí sáng, hoài bão lớn”, có đầy đủ phẩm chất và năng lực tiếp tục sựnghiệp mà Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn. Mỗi chúng ta sau khi nhận thức và hành độngtheo tấm gương của Người, đều như cảm thấy: “Ta lớn cao lên, bay bỗng diệu kỳ/ Trên đường dài, hai cánh đỡ ta đi…”./.

Nguyễn Văn Châu-THPT Hùng Vương