Đến trường tiểu học Lộc Tấn B, xã Lộc Tấn, một ngôi trường nhỏ bé nằm ở xã vùng sâu, xa, biên giới hôm nay ít ai biết rằng hơn 5 năm trước đây từng là ngôi trường chồng chất khó khăn, tốp cuối của huyện Lộc Ninh. Từ khi có nữ hiệu trưởng mới, trường đã có sự bứt phá, đổi thay diệu kỳ, nhiều năm liền là đơn vị xuất sắc toàn diện được Bộ Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) tặng bằng khen.
Cô Bùi Thị Thúy Mai, giáo viên giỏi cấp tỉnh được học trò quý mến, phụ huynh tin yêu
Đổi mới tư duy quản lý
Nhắc đến hiệu trưởng Đoàn Thị Hòa, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh trường tiểu học Lộc Tấn B ai cũng nể phục bởi sự tận tâm, tận tụy, trách nhiệm với nghề, sáng tạo trong công việc và là người có công lớn xây dựng trường thành tập thể xuất sắc. Là trường nằm cách trung tâm 10km, phần lớn là học sinh nghèo, dân tộc thiểu số theo học, cơ sở vật chất trường lớp thiếu, xuống cấp, nội bộ mất đoàn kết…. Để chèo lái con thuyền đi đúng hướng cần có một vị lãnh đạo đủ tâm, đủ tầm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và cô Đoàn Thị Hòa, khi đó đang là hiệu phó trường tiểu học thị trấn Lộc Ninh A là người có đủ các tố chất được lãnh đạo huyện Lộc Ninh để ý. Năm học 2010-2011, cô Hòa được điều động, bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường Lộc Tấn B và cũng từ đây trường tiểu học Lộc Tấn B bước sang trang mới. “Là phụ nữ, kinh nghiệm lãnh đạo hạn chế, điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn nên khi “bị” đề bạt làm hiệu trưởng tôi khóc mấy ngày liền và định từ chối nhưng là đảng viên phải chịu sự phân công của tổ chức”- cô Hòa bộc bạch.
Để xây dựng tập thể nhà trường vững mạnh, mang màu sắc riêng, việc làm đầu tiên của hiệu trưởng Hòa là củng cố mối đoàn kết nội bộ. Với tinh thần trách nhiệm cao, cô luôn tôn trọng, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của tập thể, cá nhân, nhất là việc phát huy năng lực, sở trường của họ. Những tập thể, cá nhân có thành tích tốt, cách làm hay được nhà trường kịp thời động viên, khen thưởng và nhân rộng.
Xác định yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng giáo dục của trường chính là cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Ngoài tích cực tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương đầu tư tu sửa, xây dựng trường lớp, mua sắm trang thiết bị, cô cùng tập thể nhà trường đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực xã hội. Để tận mắt chứng kiến những khó khăn của đơn vị, thông qua bạn bè, đồng nghiệp và tìm hiểu trên các phương tiện thông tin, cô Hòa đã không ngần ngại “đi mời” các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh về thăm trường. Với cách làm này, hàng năm trường đón 10 – 20 đoàn đến thăm, tặng quà, trao học bổng với tổng số tiền trên 100 triệu đồng/năm. Từ ngôi trường mọi thứ còn là tạm bợ, đến nay được đầu tư xây dựng khang trang, xanh – sạch – đẹp. Hiện cả 3 điểm trường đều có đủ phòng học, phòng bộ môn, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập, cổng, hàng rào, trang thiết bị dạy học và trường đang được đầu tư xây dựng khối hiệu bộ tại điểm chính. Dự kiến, đầu năm học 2016-2017 sẽ được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức 1.
Thi đua dạy giỏi
Ấn tượng nhất đối với chúng tôi ở ngôi trường nhỏ này là tỷ lệ giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi luôn đứng đầu huyện. Trường hiện có 310 học sinh/16 lớp/29 cán bộ, giáo viên, công nhân viên, trong đó có 21 giáo viên đứng lớp nhưng có đến 3 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 8 giáo viên dạy giỏi cấp huyện và 13 giáo viên dạy giỏi cấp trường. Năm học 2014-2015, trường cử 4 giáo viên thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện và đều đạt 100%. “Ai đến thăm trường cũng đều đặt câu hỏi: Ngôi trường nhỏ mà sao có nhiều giáo viên giỏi thế?” – cô Hòa nói.
Để đào tạo được các thế hệ học trò ngoan, giỏi thì cần có đội ngũ nhà giáo năng lực, tâm huyết với nghề. Từng là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, khi được đề bạt làm quản lý cô Hòa luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giỏi ở Trường tiểu học Lộc Tấn B” được cô hoàn thiện, áp dụng thực tiễn trong trường học từ năm học 2011-2012 và được công nhận sáng kiến cấp tỉnh năm học 2013-2014. Ban đầu cô Hòa cho thành lập tổ bồi dưỡng kiến thức, phương pháp dạy học, hỗ trợ giảng, cho giáo viên đăng ký danh hiệu giáo viên dạy giỏi. Tiếp đó là tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường, chọn giáo viên tham gia hội thi cấp huyện. Ngoài ra, Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện, động viên các thầy cô tham gia các lớp học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đến nay, trường có 20/29 cán bộ, giáo viên có trình độ đại học, tăng 18 người so với năm học 2010-2011.
Trong các phong trào, hội thi do ngành GD-ĐT, chính quyền địa phương tổ chức, các cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường đều tích cực tham gia với mong muốn được thử sức mình và thông qua đó, trường luôn đạt giải cao, dẫn đầu huyện. Hàng năm trường đều có sáng kiến kinh nghiệm được tỉnh, huyện đánh giá cao vì có hiệu quả trong thực tiễn, giúp trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Điển hình như 2 sáng kiến cấp tỉnh được trường áp dụng có hiệu quả: “Nâng cao chất lượng kỹ năng giao tiếp và sử dụng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 1” của cô Bùi Thị Thúy Mai và “Nâng cao chất lượng học lớp 1 thông qua việc mở lớp tăng cường tiếng Việt” của hiệu trưởng Đoàn Thị Hòa. Trường đặc biệt quan tâm, chăm lo học sinh đầu cấp, nhất là học sinh dân tộc tiểu số. Hàng năm trường có 20-30 học sinh dân tộc S’tiêng vào lớp 1. Nhằm giúp các em thông thạo tiếng Việt, tự tin, trong giao tiếp, mạnh dạn phát biểu, tích cực tham gia các phong trào, trước khi vào lớp 1, trường mở lớp tăng cường tiếng Việt, sau đó phụ đạo, bồi dưỡng thêm trong năm học đầu. Qua đó, hàng năm trường không có học sinh dân tộc thiểu số lưu ban, bỏ học. Hiện trường có 4 sáng kiến được công nhận cấp tỉnh và hàng năm đều có 8 – 10 sáng kiến cấp huyện.
Trường xuất sắc toàn diện
Song song với các hoạt động giáo dục, trường luôn chú trọng đến các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đoàn – hội – đội và các hoạt động phát triển đức – trí – thể – mỹ. Nhà trường thường xuyên mời các cựu chiến binh kể chuyện về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc, về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời tổ chức các cuộc du khảo về nguồn, tham gia chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ cho học sinh. Nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em, trường đã xây dựng thư viện với hơn 8.000 đầu sách và hàng chục ấn phẩm báo, tạp chí, băng, đĩa, bản đồ giáo dục; Liên đội trường quyên góp làm cầu bập bênh, đu quay và nhiều công trình măng non khác. Giờ ra chơi, sân trường như ngày hội văn hóa. Ngoài chơi trò chơi dân gian, các em còn được đọc sách, báo, tạp chí ở mọi nơi tùy thích. Nỗi bật trong các hoạt động phong trào là hàng năm trường đều nhất huyện về hội thi tiếng hát chim Sơn ca, nhất toàn đoàn về đại hội thể dục thể thao; dẫn đầu phong trào “dũng sĩ kế hoạch nhỏ, nghìn việc tốt, nhà em treo ảnh Bác Hồ”. Năm học 2014-2015, 100% học sinh xếp loại đạt về năng lực và phẩm chất; 87,4% học sinh được khen thưởng cấp trường; 100% chi đội, lớp nhi đồng đều xếp loại xuất sắc.
Từ ngôi trường còn nhiều khó khăn, xuất phát ở điểm thấp nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, đến nay đơn vị có nhiều thành tích đáng tự hào: Liên đội 8 năm liền đạt xuất sắc, dẫn đầu công tác đội và phong trào thanh thiếu nhi toàn huyện, 3 năm liền được Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng bằng khen; chi đoàn, công đoàn nhiều năm liền đạt vững mạnh xuất sắc; thư viện đầu tiên của ngành GD-ĐT Lộc Ninh đạt danh hiệu xuất sắc và xuất sắc nhiều năm liền; chi bộ nhiều năm liền đạt vững mạnh tiêu biểu. Những thành tích đó góp phần cùng tập thể trường đạt xuất sắc 2 năm liền và năm học 2014-2015 được Bộ GD-ĐT tặng bằng khen.
“Phần lớn cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường đều từ miền Bắc, miền Trung vào lập nghiệp. Vào dịp cuối năm những gia đình thầy cô khó khăn được Công đoàn trường động viên, thăm hỏi, hỗ trợ quà, tuy giá trị vật chất không lớn nhưng tràn đầy ý nghĩa. Trong những ngày vui xuân, đón tết không ai bảo ai nhưng cả tập thể nhà trường như anh em trong một nhà, cùng nhau qua lại thăm hỏi, chúc tết, vì vậy dù xa quê nhưng gia đình nào cũng có cái tết vui vẻ, ấm cúng” – anh Nguyễn Văn Cống, nhân viên thư viện chia sẻ.
Nhắc đến hiệu trưởng Đoàn Thị Hòa, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh trường tiểu học Lộc Tấn B ai cũng nể phục bởi sự tận tâm, tận tụy, trách nhiệm với nghề, sáng tạo trong công việc và là người có công lớn xây dựng trường thành tập thể xuất sắc. Là trường nằm cách trung tâm 10km, phần lớn là học sinh nghèo, dân tộc thiểu số theo học, cơ sở vật chất trường lớp thiếu, xuống cấp, nội bộ mất đoàn kết…. Để chèo lái con thuyền đi đúng hướng cần có một vị lãnh đạo đủ tâm, đủ tầm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và cô Đoàn Thị Hòa, khi đó đang là hiệu phó trường tiểu học thị trấn Lộc Ninh A là người có đủ các tố chất được lãnh đạo huyện Lộc Ninh để ý. Năm học 2010-2011, cô Hòa được điều động, bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường Lộc Tấn B và cũng từ đây trường tiểu học Lộc Tấn B bước sang trang mới. “Là phụ nữ, kinh nghiệm lãnh đạo hạn chế, điều kiện gia đình còn nhiều khó khăn nên khi “bị” đề bạt làm hiệu trưởng tôi khóc mấy ngày liền và định từ chối nhưng là đảng viên phải chịu sự phân công của tổ chức”- cô Hòa bộc bạch.
Để xây dựng tập thể nhà trường vững mạnh, mang màu sắc riêng, việc làm đầu tiên của hiệu trưởng Hòa là củng cố mối đoàn kết nội bộ. Với tinh thần trách nhiệm cao, cô luôn tôn trọng, lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của tập thể, cá nhân, nhất là việc phát huy năng lực, sở trường của họ. Những tập thể, cá nhân có thành tích tốt, cách làm hay được nhà trường kịp thời động viên, khen thưởng và nhân rộng.
Xác định yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng giáo dục của trường chính là cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên. Ngoài tích cực tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương đầu tư tu sửa, xây dựng trường lớp, mua sắm trang thiết bị, cô cùng tập thể nhà trường đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực xã hội. Để tận mắt chứng kiến những khó khăn của đơn vị, thông qua bạn bè, đồng nghiệp và tìm hiểu trên các phương tiện thông tin, cô Hòa đã không ngần ngại “đi mời” các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân trong và ngoài tỉnh về thăm trường. Với cách làm này, hàng năm trường đón 10 – 20 đoàn đến thăm, tặng quà, trao học bổng với tổng số tiền trên 100 triệu đồng/năm. Từ ngôi trường mọi thứ còn là tạm bợ, đến nay được đầu tư xây dựng khang trang, xanh – sạch – đẹp. Hiện cả 3 điểm trường đều có đủ phòng học, phòng bộ môn, nhà vệ sinh, sân chơi, bãi tập, cổng, hàng rào, trang thiết bị dạy học và trường đang được đầu tư xây dựng khối hiệu bộ tại điểm chính. Dự kiến, đầu năm học 2016-2017 sẽ được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức 1.
Thi đua dạy giỏi
Ấn tượng nhất đối với chúng tôi ở ngôi trường nhỏ này là tỷ lệ giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm giỏi luôn đứng đầu huyện. Trường hiện có 310 học sinh/16 lớp/29 cán bộ, giáo viên, công nhân viên, trong đó có 21 giáo viên đứng lớp nhưng có đến 3 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 8 giáo viên dạy giỏi cấp huyện và 13 giáo viên dạy giỏi cấp trường. Năm học 2014-2015, trường cử 4 giáo viên thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện và đều đạt 100%. “Ai đến thăm trường cũng đều đặt câu hỏi: Ngôi trường nhỏ mà sao có nhiều giáo viên giỏi thế?” – cô Hòa nói.
Để đào tạo được các thế hệ học trò ngoan, giỏi thì cần có đội ngũ nhà giáo năng lực, tâm huyết với nghề. Từng là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, khi được đề bạt làm quản lý cô Hòa luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giỏi ở Trường tiểu học Lộc Tấn B” được cô hoàn thiện, áp dụng thực tiễn trong trường học từ năm học 2011-2012 và được công nhận sáng kiến cấp tỉnh năm học 2013-2014. Ban đầu cô Hòa cho thành lập tổ bồi dưỡng kiến thức, phương pháp dạy học, hỗ trợ giảng, cho giáo viên đăng ký danh hiệu giáo viên dạy giỏi. Tiếp đó là tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp trường, chọn giáo viên tham gia hội thi cấp huyện. Ngoài ra, Ban giám hiệu luôn tạo điều kiện, động viên các thầy cô tham gia các lớp học, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đến nay, trường có 20/29 cán bộ, giáo viên có trình độ đại học, tăng 18 người so với năm học 2010-2011.
Trong các phong trào, hội thi do ngành GD-ĐT, chính quyền địa phương tổ chức, các cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường đều tích cực tham gia với mong muốn được thử sức mình và thông qua đó, trường luôn đạt giải cao, dẫn đầu huyện. Hàng năm trường đều có sáng kiến kinh nghiệm được tỉnh, huyện đánh giá cao vì có hiệu quả trong thực tiễn, giúp trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Điển hình như 2 sáng kiến cấp tỉnh được trường áp dụng có hiệu quả: “Nâng cao chất lượng kỹ năng giao tiếp và sử dụng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 1” của cô Bùi Thị Thúy Mai và “Nâng cao chất lượng học lớp 1 thông qua việc mở lớp tăng cường tiếng Việt” của hiệu trưởng Đoàn Thị Hòa. Trường đặc biệt quan tâm, chăm lo học sinh đầu cấp, nhất là học sinh dân tộc tiểu số. Hàng năm trường có 20-30 học sinh dân tộc S’tiêng vào lớp 1. Nhằm giúp các em thông thạo tiếng Việt, tự tin, trong giao tiếp, mạnh dạn phát biểu, tích cực tham gia các phong trào, trước khi vào lớp 1, trường mở lớp tăng cường tiếng Việt, sau đó phụ đạo, bồi dưỡng thêm trong năm học đầu. Qua đó, hàng năm trường không có học sinh dân tộc thiểu số lưu ban, bỏ học. Hiện trường có 4 sáng kiến được công nhận cấp tỉnh và hàng năm đều có 8 – 10 sáng kiến cấp huyện.
Trường xuất sắc toàn diện
Song song với các hoạt động giáo dục, trường luôn chú trọng đến các hoạt động ngoài giờ lên lớp, đoàn – hội – đội và các hoạt động phát triển đức – trí – thể – mỹ. Nhà trường thường xuyên mời các cựu chiến binh kể chuyện về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc, về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đồng thời tổ chức các cuộc du khảo về nguồn, tham gia chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ cho học sinh. Nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em, trường đã xây dựng thư viện với hơn 8.000 đầu sách và hàng chục ấn phẩm báo, tạp chí, băng, đĩa, bản đồ giáo dục; Liên đội trường quyên góp làm cầu bập bênh, đu quay và nhiều công trình măng non khác. Giờ ra chơi, sân trường như ngày hội văn hóa. Ngoài chơi trò chơi dân gian, các em còn được đọc sách, báo, tạp chí ở mọi nơi tùy thích. Nỗi bật trong các hoạt động phong trào là hàng năm trường đều nhất huyện về hội thi tiếng hát chim Sơn ca, nhất toàn đoàn về đại hội thể dục thể thao; dẫn đầu phong trào “dũng sĩ kế hoạch nhỏ, nghìn việc tốt, nhà em treo ảnh Bác Hồ”. Năm học 2014-2015, 100% học sinh xếp loại đạt về năng lực và phẩm chất; 87,4% học sinh được khen thưởng cấp trường; 100% chi đội, lớp nhi đồng đều xếp loại xuất sắc.
Từ ngôi trường còn nhiều khó khăn, xuất phát ở điểm thấp nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, đến nay đơn vị có nhiều thành tích đáng tự hào: Liên đội 8 năm liền đạt xuất sắc, dẫn đầu công tác đội và phong trào thanh thiếu nhi toàn huyện, 3 năm liền được Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng bằng khen; chi đoàn, công đoàn nhiều năm liền đạt vững mạnh xuất sắc; thư viện đầu tiên của ngành GD-ĐT Lộc Ninh đạt danh hiệu xuất sắc và xuất sắc nhiều năm liền; chi bộ nhiều năm liền đạt vững mạnh tiêu biểu. Những thành tích đó góp phần cùng tập thể trường đạt xuất sắc 2 năm liền và năm học 2014-2015 được Bộ GD-ĐT tặng bằng khen.
“Phần lớn cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường đều từ miền Bắc, miền Trung vào lập nghiệp. Vào dịp cuối năm những gia đình thầy cô khó khăn được Công đoàn trường động viên, thăm hỏi, hỗ trợ quà, tuy giá trị vật chất không lớn nhưng tràn đầy ý nghĩa. Trong những ngày vui xuân, đón tết không ai bảo ai nhưng cả tập thể nhà trường như anh em trong một nhà, cùng nhau qua lại thăm hỏi, chúc tết, vì vậy dù xa quê nhưng gia đình nào cũng có cái tết vui vẻ, ấm cúng” – anh Nguyễn Văn Cống, nhân viên thư viện chia sẻ.
Tác giả bài viết: Vũ Thuyên